Lý Thường Kiệt Đại Chiến Thành Ung Châu & Đại Chiến Sông Như Nguyệt (1075-1077)

 Tóm tắt Lý Thường Kiệt chống Tống xâm lược lần 2 (1075-1077) - Lược Sử Việt Nam #6


"Nhà Lý chống Tổng (hay chiến tranh Tống Việt) là một trong những sự kiện quy mô và đáng đáng chú ý nhất của lịch sử nước ta thế kỷ 11. Cuộc chiến diễn ra trong khoảng 2 năm (từ 1075-1077) chia làm hai giai đoạn. 
Giai đoạn 1 (1075): Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
Giai đoạn 2 (1076 - 1077): Nhà Lý chống Tống trên sông Như Nguyệt
Trong giai đoạn 1 của cuộc kháng chiến, sau rất nhiều những hành động gây hấn, quấy nhiễu của Đại Tống ở khu vực biên giới hai nước, nhận rõ âm mưu xâm lược của kẻ thù, Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt đã đưa ra một quyết sách vô cùng táo bạo, chưa từng có trong lịch sử: “Ngồi yên đợi giặc không bằng trước hãy đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Ông chủ động, đem hơn 10 vạn quân Đại Việt chia làm hai đạo nhanh chóng bất ngờ vượt biên giới đánh vào đất Tống. Một đạo quân vượt biển đánh chiếm châu Khâm và châu Liêm, sau đó hợp quân với đạo quân đường bộ tiến đánh Ung Châu. Sau hơn 40 ngày vây thành, Lý Thường Kiệt đã hạ được Ung Châu, một căn cứ vô cùng vững chắc, kiên cố của nhà Tống.
Sau khi hạ xong Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho rút quân về nước, khẩn trương xây dựng phòng tuyến, bố trí lực lượng chuẩn bị cho Giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến. Cuối năm 1076, Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch hạ lệnh điều 30 vạn bộ binh và kỵ binh, trong đó có 1 vạn kỵ binh và một đạo thủy quân do Quách Quỳ làm chánh tướng và Triệu Tiết làm phó tướng xuất quân đánh nước ta. Trận chiến ác liệt nhất, cũng là trận chiến quyết định số phận lũ xâm lược diễn ra tại phòng tuyến sông Như Nguyệt đúng theo dự định của quân ta. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sống Như Nguyệt, mở cuộc tấn công lớn vào doanh trại giặc, quân Tống thua to, mười phần chết đến năm sáu.
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2:
- Đây không phải là lần đầu tiên Đại Tống tham vọng ""ăn tươi nuốt sống"" Đại Việt, ngót 100 năm trước, vào năm 981, quân Tống cũng đã phải vùi xác bại trận tại ải Chi Lăng và sông Bạch Đằng. Lường trước âm mưu xâm lược và tham vọng xâm chiếm nước ta thêm lần nữa, Lý Thường Kiệt đã tiến một nước táo bạo nhưng hiệu quả: đem quân sang đánh đất Tống trước. Đây có thể nói là một đòn dằn mặt đầy uy lực giáng xuống đầu Đại Tống vốn đã mục nát. Yếu tố bất ngờ, táo bạo của cuộc tiến công này đã khiến quân Tống không kịp trở tay và phải nhận lấy thất bại đau đớn ngay trên thành trì của mình. Việc đại thắng trên đất Tống như một liều ""Doping"" cực mạnh khiến sĩ khí quân Đại Việt dâng cao trước khi quyết chiến trên sân nhà, đồng thời lại là đòn tâm lý chí mạng gây hoang mang cho tướng sĩ nhà Tống trước cuộc viễn chinh đất khách. Không chỉ tấn công đất Tống, việc xây dựng phòng tuyến, bài binh bố trận, tiến lui đúng lúc đã cho thấy sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt. Tài thao lược, mưu trí, sự sáng suốt và quyết đoán của Lý Thường Kiệt nói riêng và vua tôi nhà Lý nói chung chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi hiển hách này.
-  Sự nhất trí đồng lòng từ trên xuống dưới, nhân dân tuyệt đối tin tưởng vài quyết sách của triều đình, đoàn kết đánh giặc bảo vệ đất nước.
- Thêm vào đó, Lý Thường Kiệt đã làm rất tốt ""công tác tâm lý"" cho binh sĩ bằng những liều thuốc tinh thần vô cùng hiệu quả mà nổi bật nhất là việc cho người đêm đêm đọc vang bài thơ : Nam Quốc sơn hà tại sông Như Nguyệt, nơi trận chiến diễn ra căng thẳng và quyết liệt nhất. Bài thơ như một bản tuyên ngôn mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và sức mạnh của dân tộc Việt, tiếp thêm cho quân sĩ và nhân dân Đại Việt quyết tâm và sức mạnh đồng thời làm hoang mang những kẻ xâm lược vốn đã đang run sợ tiến thoái lưỡng nan.
* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2:
- Kháng chiến chống Tống của nhà Lý thêm một lần nữa đập nát âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta của Đại Tống.
- Khẳng định sự lớn mạnh, vững chắc của triều đình nhà Lý, khẳng định sức mạnh quân sự và khả năng bảo về nền độc lập nước nhà.
- Để lại những bài học lớn về nghệ thuật quân sự cho lịch sử nước nhà."
Các bạn có thể xem các video của Dấu Thiêng Lạc Hồng Tại: