Kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 ( 1285)

 Nhà Trần và kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 ( 1285)


*Bối cảnh lịch sử - kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 

"Sau thất bại chóng vánh 27 năm trước, Nguyên Mông vẫn chưa từ bỏ tham vọng nuốt chửng Đại Việt, nhất là khi vừa chinh phạt xong Nam Tống, toàn bộ Trung Quốc đã nằm dưới sự cai trị của Mông Cổ. Lần này trở lại nước ta, quân Nguyên Mông muốn bẻ gãy Đại Việt, rửa mối nhục 27 năm trước nên đã huy động số quân đông đảo gấp cả chục lần so với cuộc chiến trước. 

Năm 1284, Hốt Tất Liệt phong cho Thoát Hoan (con trai thứ 9 của mình) là Trấn Nam Vương, dẫn đầu đại binh gồm nhiều danh tướng như: Toa Đô, Bột La Hợp Đáp Nhĩ, Mãng Cổ Đái, Sát Tháp Nhi Đài, Lý Hằng (viên tướng xuất sắc người Tây Hạ của nhà Nguyên), và rất nhiều tướng lĩnh nổi tiếng nhà Hán, hùng hổ kéo nhau sang, tưởng như có thể thổi bay nhà Trần, bẻ gãy Đại Việt tức khắc. Nhưng thương thay cho Nguyên Mông, dù có binh hùng tướng mạnh, đông đảo đến đâu thì kết quả cũng không có gì khác lần trước. Lực lượng hùng hậu này đã giúp lịch sử Đại Việt thêm một trang vàng chói lọi: Nhà Trần và chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 2.

* Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 

Tự nhiên đang yên đang lành hùng hổ sang đánh người ta thì cũng hơi dơ mặt, Nguyên Mông tìm đại một cái cớ để có thể đường đường chính chính sang đánh Đại Việt. Chúng cho sứ giả sang hỏi mượn đường cũng như muốn nhà Trần chi viện quân lương để chúng đánh Chiêm Thành. Có vẻ đây là 1 cái cớ hoàn hảo, đẩy nhà Trần vào thế tiến thoái lưỡng nan, cho mượn đường và chi viện quân lương cho chúng thì khác nào thần phục và kiểu gì cũng mất nước, nhưng nếu không cho mượn thì Nguyên Mông sẽ có cớ tấn công Đại Việt.

*Tổng quan diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2:

Đây cũng không phải là lần đầu tiên đụng độ quân Nguyên, dù thế giặc có mạnh, nhưng chúng ta cũng đã có kinh nghiệm chiến đấu và chiến thắng với chúng, vua tôi quý tộc nhà Trần chủ trương đánh giặc chứ không có cho mượn cái gì cả. Và thế là chúng ta có Chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 2.

Vua Trần cho triệu tập hội nghị Bình Than, đây là hội nghị quân sự quan trọng tập trung mọi tướng lĩnh để bàn cách đánh giặc. Cũng chính tại hội nghị này, vua Trần Nhân Tông và Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, trao quyền tổng chỉ huy quân đội cho ông; Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư làm phó đô tướng quân.

Tiếp sau đó, Hội nghị Diên Hồng tại Thăng Long được tổ chức, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông cho vời các bô lão trong khắp cả nước về nói rõ chủ trương của triều đình và xin ý kiến các bô lão và trăm người như một đồng lòng quyết tâm xin ĐÁNH.

Như vậy là lực lượng quân sự đã được cắt đặt sắp xếp, lòng quân lòng dân đã thống nhất. Thêm vào đó, Trần Hưng Đạo còn soạn Hịch tướng sĩ để tiếp thêm sĩ khí cho quân lính. Cả nước hừng hực khí thế, sẵn sàng đánh giặc. 

Kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 ( 1285)

Hội nghị Bình Than

Cuối năm 1285, 50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào biên giới nước ta, kế hoạch Vườn không nhà trống lại một lần nữa được triển khai tại Thăng long và vẫn phát huy tác dụng. Tuy nhiều lần bị thế giặc mạnh đàn áp, gặp nhiều khó khăn nhưng cuối cùng, sau những trận phản công quyết liệt suốt hơn 2 tháng của quân ta tại Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, 50 vạn quân Nguyên Mông đã bị đánh tan tành. Non sông ca khúc khải hoàn.

* Các sự kiện chính trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2: 

Sự kiện

Tướng Mông Cổ

Tướng Đại Việt

Kết quả

Đánh Chiêm Thành

Toa Đô

Hốt Tất Liệt

 

Chiếm được một phần đất của Chiêm Thành. Đại Việt rơi vào tình thế nan giải, trước sau đều là hiểm họa. Báo hiệu chiến tranh chuẩn bị bùng nổ.

Trận Sơn Động

Tôn Hựu

Đỗ Vĩ

Đỗ Hựu

Trần Sâm

Tướng nhà Trần bị bắt – bị giết, quân Nguyên chia làm 6 mũi, ồ ạt tấn công Nội Bàng – đại bản doanh của Trần Quốc Tuấn. Quân Trần tổn thất nặng nề.

Trận Vạn Kiếp

(thủy chiến)

Ô Mã Nhi

Nghê Nhuận

Trần Quốc Tuấn

Tướng địch Nghê Nhuận tử trận. Nhưng thế giặc vẫn vô cùng vũ bão, nhà Trần rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than, về đóng bên bờ sông Hồng, gần Thăng Long. Địch tiến quân về Thăng Long theo đường bộ.

Trận Sông Đuống

Thoát Hoan

 

Quân Trần thiệt hại nặng nề, nhiều thuyền rơi vào tay địch.

Trận Thăng Long

Thoát Hoan

Trần Nhân Tông

Nhà Trần chủ động đánh cầm chừng, cản bước quân địch, thực hiện vườn không nhà trống, rút khỏi Thăng Long.

Quân Nguyên tiếp tục truy đuổi nhà Trần.

Trận Thu Vật

Nasirud Din

Trần Nhật Duật

Quân Trần rút lui an toàn về Bạch Hạc

Các trận đánh trên sông Hồng

 

Trần Bình Trọng

Quân Trần thua trận, Trần Bình Trọng hy sinh

Quân Trần phản công

Trận Hàm Tử - Tây Kết

Ô Mã Nhi

Toa Đô

Trần Hưng Đạo

Trần Nhật Duật

Trần Quốc Toản

Toa Đô và Ô Mã Nhi thua to, bỏ thuyền đi đường bộ về Thanh Hóa.

Trận Chương Dương Độ

 

Trần Quang Khải

Phạm Ngũ Lão

Trần Quốc Toản

 

Quân Nguyên thua, bỏ chạy tan tác, phần lớn các chiến thuyền bị quân ta chiếm hoặc đốt.

Giành lại Thăng Long

Mã Vinh

Trần Quang Khải (chỉ huy quân chủ lực)

Trần Thông – Nguyễn Khả Lạp – Nguyễn Truyền (chỉ huy quân địa phương)

 

Quân Nguyên rút khỏi thành Thăng Long, về đóng ở bờ bắc sông Hồng.

Trận sông Thiên Mạc

Trương Hiển

Trần Nhân Tông

Trương Hiển đầu hàng nhà Trần, dẫn đường cho quân ta tấn công Toa Đô ở Tây Kết. Quân Nguyên bị giết nhiều. Tướng Toa Đô tử trận.

Nhà Trần truy kích quân Nguyên

Thoát Hoan

Lý Hằng

Trần Quốc Tuấn

Trần Tung

Trần Quốc Toản

Trần Quốc Nghiễn

Quân Nguyên đại bại, Lý Hằng trúng tên độc, chạy về đến Tư Minh thì chết. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy.

Trần Quốc Toản hy sinh


Kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 ( 1285)

*Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng chống quân Nguyên Mông lần thứ 2:

- Có thể nói, đây là giai đoạn thịnh trị, hùng mạnh nhất của vương triều Trần với nhiều chính sách quân sự bài bản như ""ngự binh ư nông"", các vương tôn quý tộc nhà Trần cũng được phép tự nuôi dưỡng và huấn luyện quân binh riêng. Chính việc quan tâm đến xây dựng và phát triển quân đội một cách hợp lý nên không những số lượng mà cả chất lượng của quân đội nhà Trần được nâng cao đáng kể, Đại Việt vì thế không ngán bất cứ kẻ xâm lược nào. Đây là một trong những nguyên nhân chính cho thắng lợi của quân ta trong chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 2.

- Hội nghị Diên Hồng và kết quả của Hội nghị này đã cho thấy cả đất nước từ già tới trẻ, từ vua quan tới nhân dân đang đồng lòng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất thì uy tín của nhà Trần được nâng lên bội phần, niềm tin của nhân dân vào vương triều được củng cố vững chắc hơn bao giờ hết.

- Thêm vào đó, đây cũng là thời kỳ nở rộ nhân tài dưới vương triều Trần với rất nhiều cái tên hiển hách lịch sử như: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, ... Chính tài năng và tấm lòng trung kiên, yêu nước, lòng can đảm của họ đã dẫn đầu đoàn quân tiến lên hiên ngang dù thế giặc hùng mạnh, góp phần lớn vào chiến thắng chung của dân tộc.

Kháng chiến chống Nguyên Mông Lần 2 ( 1285)

* Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chống quân Nguyên Mông lần thứ 2:

- Lại một lần nữa dập tắt mộng xâm lăng của kẻ thù, khẳng định vững chắc độc lập lãnh thổ của dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh quân sự đáng gờm của Đại Việt, răn đe tất cả những kẻ nào đang lăm le bờ cõi nước ta.

- Củng cố niềm tin của nhân dân vào vương Triều Trần, niềm tin của nhân dân sẽ là nền tảng vững chắc không chỉ để đánh giặc mà còn để xây dựng và phát triển đất nước"

Các bạn có thể xem các video của Dấu Thiêng Lạc Hồng Tại: