Khởi Nghĩa Lam Sơn Phần 2 ( 1425 - 1427) - Lược Sử Việt Nam
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, dễ thấy chúng ta không ngán bất cứ loại kẻ thù nào, dù chúng có hùng mạnh và thiện chiến đến đâu. Chúng ta luôn sẵn sàng tiếp đón, và kẻ thù thích gì, chúng ta sẽ chiều như thế, dù là đánh nhanh thắng nhanh, hay đem quân đi đánh dằn mặt trước và thậm chí là nằm gai nếm mật kháng chiến lâu dài thì Đại Việt cũng chưa bao giờ quản ngại. Và khởi nghĩa Lam Sơn là một minh chứng hùng hồn, rõ nét cho sự can trường, bền chí của nhân dân Đại Việt.
* Khởi nghĩa Lam Sơn - Hoàn cảnh lịch sử
Năm 1407, khi nhà Hồ đại bại dưới tay giặc Minh cũng là lúc ""thời kỳ Bắc thuộc"" lần thứ 4 trong lịch sử nước ta bắt đầu, hay còn gọi là thời kỳ Minh thuộc. Đây có thể nói là một trong những giai đoạn tăm tối nhất trong lịch sự dân tộc, kéo dài 20 năm với sự cai trì hà khắc, chúng tìm mọi cách để khuất phục, đồng hóa người Việt bằng những biện pháp man rợ và tàn độc nhất. Trong suốt 20 năm đêm trường nô lệ, mọi di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc ta đều bị chúng tìm cách đốt phá, xóa bỏ; mọi phản kháng của nhân dân ta đều bị chúng đàn áp một cách tàn bạo.
* Khởi nghĩa Lam Sơn - Diễn biến tổng quan
Gom góp tất cả phẫn uất, căm hờn và cả đau thương, Lê Lợi nơi núi Lam Sơn dấy nghĩa, bắt đầu 10 năm đằng đẵng nằm gai nếm mật để chờ một ngày:
""Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo""
Giống như nhiều cuộc khởi nghĩa khác, những ngày đầu của nghĩa quân Lam Sơn khốn khó vô cùng bởi nghĩa quân phải kháng chiến trong cảnh:
""Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc""
Đấy là còn chưa kể, có những lúc:
""Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,ý chí và
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.""
Nhưng ngẫm lại lịch sử dân tộc, đâu có mấy khi cha ông ta chọn chơi game dễ. Có khó khăn, gian khổ thì mới xứng với bản lĩnh hàng nghìn năm con Lạc, cháu Hồng. Suốt từ năm 1418 đến năm 1428, nghĩa quân liên tiếp bị truy quét, bị đàn áp, nhiều tướng lĩnh hy sinh, có những lúc tưởng như phải tan rã, thế nhưng:
""Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.""
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
Đến năm 1424, nghe theo sự quân sư của Nguyễn Chích, Lê Lợi quyết định đưa quân từ vùng núi Thanh Hóa vào đánh chiếm đồng bằng Nghệ An, đây là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi giải phóng Nghệ An, năm 1425, nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, từ đó tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động.
Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ tổng chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc. Trong khoảng từ cuối năm 1426 đến cuối năm 1427, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, thu được nhiều thắng lợi, dành quyền kiểm soát nhiều nơi, khiến quân Minh lâm vào thế phòng ngự, phải rút vào cố thủ thành Đông Quan. Trong những chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân, phải kể đến là 2 trận thắng lớn là Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang. Đây là hai đòn quyết định giáng mạnh vào kẻ thù, xoay chuyển hoàn toàn cục diện kháng chiến, đưa nghĩa quân đến thắng lợi.
Tháng 12 năm 1427, Vương Thông xin hàng, chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được yên thân rút quân về nước. Ngày 3/1 năm 1428, đám tàn quân cuối cùng của Vương Thông nhục nhã rút về nước, giang sơn lại sạch bóng quân thù.
* Nguyên nhân thắng lợi của Khởi nghĩa Lam Sơn
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, sự phẫn uất, căm thù quân cướp nước của nhân dân ta là động lực to lớn tạo nên chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Sự đồng lòng tham gia đánh giặc của mọi tầng lớp, sự ủng hộ của nhân dân đã tiếp thêm sức mạnh để nghĩa quân bền gan vững chí đến ngày thắng lợi
- Chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn còn là kết quả của đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đứng đầu là Lê Lợi.
- Sự che chở, phù hộ của tổ tiên.
* Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm lầm than, đau khổ của dân tộc ta dưới ách đô hộ hà khắc, man rợ của quân Minh
- Đồng thời mở ra một triều đại mới – triều Lê sơ – một giai đoạn phát triển, thịnh trị của phong kiến Việt Nam thế kỷ 15.