★Khởi Nghĩa Tây Sơn Phần 2 - Trận Ngọc Hồi Đống Đa ( 1789) - Lược Sử Việt Nam

 ★Khởi Nghĩa Tây Sơn Phần 2 - Trận Ngọc Hồi Đống Đa ( 1789) - Lược Sử Việt Nam #13

"Tây Sơn có lẽ là một trong những triều đại đặc biệt nhất trong lịch sử. Tất nhiên, triều đại nào cũng có những cái hay cái dở riêng, cũng có buổi đầu gian truân, có phát triển hưng thịnh, rồi đau thương lụi tàn, nhưng có lẽ Nhà Tây Sơn là cái tên để lại cho hậu thế nhiều nuối tiếc nhất.

Tính từ ngày Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc lên ngôi năm 1778 thì triều đại Tây Sơn chỉ kéo dài vỏn vẹn 24 năm. Tuy nhiên, trong 24 năm ấy, Tây Sơn mà đặc biệt là Nguyễn Huệ đã cháy hết mình cho lịch sử dân tộc, phát triển huy hoàng rực rỡ nhưng rồi cũng nhanh chóng lụi tàn như những bông pháo hoa. 

Tuy đến năm 1778 Nguyễn Nhạc mới lên ngôi Hoàng đế, nhưng khởi nghĩa Tây Sơn đã bắt đầu từ năm 1771, đến năm 1777 thì hoàn toàn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tuy bắt giết được chúa Nguyễn Phúc Thuần, nhưng Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long sau này) - cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát chạy thoát, và trở thành kẻ thù lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huệ. Bị truy đuổi đến khốn khổ, nhưng Nguyễn Ánh vẫn tìm đủ mọi cách để lật đổ Tây Sơn, tham vọng phục hưng nhà Nguyễn. Mờ mắt trong tham vọng và thù hận, Nguyễn Ánh đã cầu viện quân Xiêm để đối đầu với Tây Sơn. Sự kiện này đã khiến lịch sử Việt Nam có thêm một chiến thắng chống ngoại xâm vang dội hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. 

Vinh quang Tây Sơn chưa dừng lại ở đó. Phải nhắc lại, đây có lẽ là giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren phức tạp của đất nước ta. Chiến tranh Nam - Bắc triều vừa dứt, con dân tưởng được yên ổn thì lại đến lượt chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài đánh nhau triền miên như cơm bữa. Đợt Tây Sơn chủ động hòa hoãn với chính quyền Trịnh - Lê Đàng ngoài để lật đổ chúa Nguyễn đàng Trong cũng tưởng là đã yên ổn. Nhưng chúa Trịnh đàng Ngoài lại ngày càng ngang ngược, kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng phẫn uất. Trước tình thế đó, được sự trợ giúp của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ đem quân ra đánh Phú Xuân (là kinh đô cũ của chúa Nguyễn, đang bị chúa Trịnh chiếm) giải phóng hoàn toàn Đàng Trong rồi thuận thế, tiến ra Bắc Hà, tiêu diệt chúa Trịnh, giao lại quyền hành cho vua Lê. Vừa lấy lại quyền lực từ tay chúa Trịnh, nhiều thế lực nổi dậy, thế cục còn rối ren, tàn dư họ Trịnh liên tiếp quấy phá, vua Lê phải nhờ sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh mới bình định được các thế lực đang nhăm nhe. Tuy nhiên, có tý công trạng, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng hành, muốn lấn át vua Lê. 

Mối quan hệ giữa Tây Sơn và vua Lê tưởng như đang tốt đẹp, nhưng sau khi bắt đầu ổn định lại được triều đình, vua Lê và Nguyễn Hữu Chỉnh lại muốn đòi lại đất Nghệ An mà Nguyễn Huệ đang giữ. Nguyễn Huệ đương nhiên là không đồng ý ""trả"" lại Nghệ An. Gộp hai tội này lại, tháng 11/1787, Nguyễn Huệ điều thêm quân ra Nghệ An, giao cho Vũ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở, để chuẩn bị lực lượng ra Bắc trị tội Chỉnh. Giết xong Chỉnh, Vũ Văn Nhậm cho người mời vua Lê về kinh, nhưng vua Lê không chịu, còn hô hào các trấn Bắc Hà cần vương chống Tây Sơn. Thế là Bắc Hà lại loạn cả lên, các thế lực thân Trịnh, thân vua Lê và Tây Sơn đánh lẫn nhau. Chính Vũ Văn Nhậm là người được cử đi trị tội Chỉnh, nhưng Nhậm lại cũng vì tham vọng quyền lực mà không tránh được vết xe đổ của Chỉnh, nhân lúc Bắc Hà rối ren, Vũ Văn Nhậm cũng có ý lộng hành, chống đối Tây Sơn. Tháng 4/1788, Nguyễn Huệ thân chinh ra Bắc, giết Vũ Văn Nhậm, chỉnh đốn lại đống ngổn ngang rồi dựng hoàng thân Lê Duy Cận làm giám quốc, sai Ngô Văn Sở cầm quân giữ Thăng Long. Ngay sau đó, vào tháng 5/1788, Nguyễn Huệ lại lập tức trở về Phú Xuân, chuẩn bị Nam tiến đánh Nguyễn Ánh. Phải nói là giai đoạn này, Nguyên Huệ xuôi Nam ngược Bắc thường xuyên như đi chợ.

Lê Chiêu Thống sức cùng lực kiệt, cầu viện nhà Thanh, quân Thanh chỉ đợi có thế để có một cái cớ hợp lý, ngang nghiên tiến vào xâm lược nước ta, hòng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Chính vì thế mà chỉ 3 năm sau đại thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút hiển hách vang dội, lịch sử Việt Nam lại được chứng kiến một chiến thắng chống ngoại xâm oanh liệt phi thường khác: chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa: đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Đúng như vua Quang Trung đã khẳng định trong hịch đánh Thanh:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Dịch nghĩa:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó bánh xe không quay lại

Đánh cho nó manh giáp không trở về

Đánh cho sử biết nước Nam anh hùng có chủ

"

Khởi Nghĩa Tây Sơn Phần 2


Các bạn có thể xem các video của Dấu Thiêng Lạc Hồng Tại: